Quy trình thi công hầm Biogas phủ màng HDPE đạt tiêu chuẩn

Hiện nay, hầm biogas là một khái niệm rất quen thuộc với chúng ta trong đời sống hàng ngày, và hầm biogas bằng màng chống thấm HDPE đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Đây là một trong những giải pháp mang đến hiệu quả cao của nhiều hộ gia đình, đặc biệt những trang trại chăn nuôi trong việc xử lý nguồn chất thải từ vật nuôi và tái tạo ra nguồn năng lượng mới cho đời sống.

Môi Trường Quang Phúc với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hầm biogas bằng màng chống thấm HDPE, đã lắp đặt rất nhiều dự án lót màng chống thấm cho các công trình chăn nuôi, trang trại trên cả nước. Được sự tin tưởng của quý khách hàng, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng để tư vấn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với công trình của mình.

Để thi công hầm biogas phủ màng chống thấm HDPE đạt hiệu quả cao nhất, hãy cùng Quang Phúc tham khảo quy trình thi công hầm Biogas phủ màng Hdpe như sau.

Quy trình thi công hầm Biogas phủ màng HDPE đạt tiêu chuẩn

Quy trình thi công hầm Biogas phủ màng HDPE đạt tiêu chuẩn

Các bước trong quy trình thi công hầm biogas bằng màng chống thấm HDPE

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật tư, máy móc và cả nhân lực để thi công

Tùy theo nhu cầu sử dụng, địa hình nơi làm hầm, kích thước hầm và những yêu cầu kỹ thuật để lựa chọn độ dày của màng chống thấm HDPE cho phù hợp. Theo kinh nghiệm của Quang Phúc thì độ dày tối thiểu là 1mm cho lớp lót hầm và 0.75m đối với lớp phủ. Lựa chọn màng chống thấm với những thương hiệu đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình.

Chuẩn bị đồng hồ đo áp lực khí, van khóa hai chiều, ống nhựa PVC cho đường ống xả thải, và hệ thống ống nhựa sục khí cho hầm. Máy móc thi công hầm biogas bằng màng HDPE cần hai loại máy cơ bản là máy hàn kép và máy hàn đùn. Ngoài ra, cần sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý dựa vào quy mô thi công hầm biogas để tiết kiệm được chi phí tối đa.

Bước 2: Xác định vị trí đào hầm biogas

Trước khi vào công tác thi công thì việc xác định vị trí đào hầm rất cần thiết. Cần được khảo sát địa chất của khu vực đào hầm để tránh tình trạng sụt lún, ảnh hưởng đến độ bền cũng như tuổi thọ của hầm Biogas. Tuỳ vào quy mô sản xuất mà tính toán diện tích hầm biogas cho phù hợp.

Hầm thường được đặt tại nơi gần nguồn nước thải, nhưng cách xa khu vực sinh hoạt của người dân để tránh gây ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chuẩn bị vật liệu, vật tư, máy móc và cả nhân lực để thi công

Chuẩn bị vật liệu, vật tư, máy móc và cả nhân lực để thi công

Bước 3: Xử lý mặt bằng thi công

Sau công tác đào đất, mặt bằng thi công hầm biogas phải đảm bảo bằng phẳng, sạch sẽ, nền đất được đầm chặt.

Chất thải trong hầm sẽ ngày càng nhiều, áp lực lên bề mặt màng HDPE ngày càng tăng, nên khâu chuẩn bị mặt bằng để thi công rất quan trọng. Phải dọn sạch đá sỏi, những dị vật có góc nhọn, cũng như các tác nhân có thể gây lủng màng.

Bước 4: Đánh dấu đào rãnh neo

Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế hầm, cần thi công rãnh neo đúng kích thước, giúp cố định phần bạt, đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của hầm khi đưa vào sử dụng. Công tác lắp đặt rãnh neo sẽ được thực hiện ngay sau khi quá trình phủ bạt chống thấm.

Bước 5: Lót đáy bằng màng HDPE

Tiến hành lót màng Hdpe dưới đáy hầm và hàn nối các mảnh màng khác nhau lại với nhau. Đa số các sản phẩm màng chống thấm HDPE hiện nay có khổ rộng 7m-8m, vì vậy bạn cần hàn các màng lại với nếu hầm có kích thước lớn hơn. Lưu ý, ở bước này cần phải có người thợ hàn giỏi để các mối hàn được đảm bảo.

Sau khi lót màng Hdpe, chúng ta tiến hành chôn rãnh neo để bạt được cố định, tránh không để màng Hdpe bị phồng, hay màng lót không bị lệch khi công nhân hàn màng di chuyển.

Lót đáy bằng màng HDPE

Lót đáy bằng màng HDPE

Bước 6: Lắp đặt hệ thống đường ống, van xả khí

Lắp đặt hệ thống sục khí, nối các đường ống xả và thải, phải đảm bảo hệ thống nằm bên dưới mặt nước thải.

Van xả khí sinh học được đặt từ đầu mép túi gần nơi sử dụng, tạo một lỗ nhỏ để nối với đường ống nhựa.

Bước 7: Phủ nổi màng HDPE

Với quy cách dạng cuộn, phổ biến là khổ rộng 7m – 8m, công tác thi công phủ bạt khá dễ dàng. Khi thi công lưu ý tránh thực hiện khi trời mưa, không để bề mặt công trình bị đọng nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn bạt, cũng như sự tiếp xúc của bề mặt bạt với bề mặt công trình.

Do sự giới hạn nhất định khổ rộng của bạt, cùng với yêu cầu kỹ thuật về thiết kế hầm, đòi hỏi hiệu quả đối với các giải pháp liên kết các mối bạt. Phương pháp hàn ép nóng, phương pháp hàn đùn hay phương pháp hàn khò đều phải có bộ phận kiểm định nhiệt độ hàn nhằm đảm bảo hàn đúng và đủ nhiệt độ theo yêu cầu, tránh tình trạng nhiệt cao quá làm cháy mối hàn, đảm bảo đạt chất lượng cao nhất.

Sau khi hoàn thành công tác thi công hầm biogas bằng màng HDPE Quang Phúc cho kiểm tra lại toàn thể công trình, đặc biệt là với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn của chúng tôi thì các mối hàn luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn của ngành.

Hầm biogas phủ màng Hdpe cần được bảo trì định kỳ, do đó Môi Trường Quang Phúc luôn có chính sách bảo trì và kiểm tra định kỳ hầm Biogas cho quý khách để đảm bảo công trình được vận hành ổn định. Giúp khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu công tác thi công và vận hành hầm biogas bằng màng chống thấm HDPE.

Hotline: 0909 488 306 để gặp chuyên viên tư vấn.

Công ty Môi Trường Quang Phúc hân hạnh đồng hành cùng các bạn, bảo vệ môi trường – bảo vệ tương lai của mọi người.

Bài viết liên quan
Mục đích sử dụng công trình
Đối với những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi hẳn ít nhiều…
Ngành nông nghiệp chăn nuôi vẫn đang là ngành kinh tế chủ chốt của nước…
Đội ngũ thi công chuyên nghiệp
Trước rất nhiều công nghệ xây dựng hầm biogas, câu hỏi đặt ra là người…

Trả lời