Hầm biogas phủ màng HDPE có cấu tạo như thế nào?

Hầm biogas phủ màng chống thấm HDPE là mô hình công nghệ sinh học phổ biến và được lựa chọn nhiều cho việc xử lý chất thải trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay.Tuy nhiên hầm biogas HDPE có cấu tạo như thế nào, gồm những thành phần, bộ phận quan trọng gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng công ty Môi Trường Quang Phúc làm rõ vấn đề này qua bài viết sau, hy vọng có thể giúp người nông dân chủ động nắm rõ để sử dụng đạt hiệu quả.

Trước khi tìm hiểu cấu tạo của hầm biogas phủ màng HDPE, chúng ta cần nắm được nguyên lý hoạt động của hầm biogas ra sao?

Nguyên lý hoạt động của hầm biogas

Nguyên lý hoạt động của hầm biogas

I. Nguyên lý hoạt động của hầm biogas

Nguyên lý hoạt động của hầm Biogas HDPE chăn nuôi bao gồm các quá trình sau: chất thải từ khu chăn nuôi (là nguồn nguyên liệu chính của dự án) theo hệ thống đường ống dẫn vào khu vực xử lý. Chất thải đi vào hầm ủ qua quá trình xử lý gồm 02 giai đoạn: xử lý sơ bộ bằng phương pháp lý hoá ( nâng PH, lắng cát,…) và xử lý bằng phương pháp sinh học (khử COD bằng hồ sinh học, bề biogas…)

Mương lắng: có nhiệm vụ loại bỏ cát và cặn có kích thước trong chất thải, giúp bảo vệ máy bơm, đường ống và tăng hiệu quả xử lý của các bước trong quá trình phía sau. Nếu cát không được loại bỏ thì sẽ làm rổ cánh bơm, làm tắc nghẽn các đường ống dẫn, tăng trở lực dòng chảy nên tăng tiêu hao năng lượng bơm. Sau khi qua mương lắng, nước thải sẽ tự chảy vào bể trung gian.

Bể phân huỷ kỵ khí: đây là khâu quan trọng nhất trong hệ thống hầm ủ biogas, tại đây các chất hữu cơ có trong chất thải sẽ bị phân huỷ bằng các vi khuẩn kỵ khí và sản sinh ra khí sinh học trong điều kiện không có oxy . Quá trình phân huỷ yếm khí có thể chia làm 6 quá trình sau

  • Thuỷ phân polymer/ các protein/ polysaccharide/ chất béo
  • Lên men đường và các amino acid
  • Phân huỷ kỵ khí các acid béo mạch dài và alcohols
  • Phân huỷ kỵ khí các acid béo dễ bay hơi (trừ acid acetic)
  • Hình thành khí metan từ acid acetic
  • HÌnh thành khí metan từ H2 và CO2

Các quá trình này có thể xảy ra đồng thời hợp thành 4 giai đoạn trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ gồm: thuỷ phân – acid hoá – acetic hóa – methane hoá. Trong 3 giai đoạn đầu, COD trong nước thải không giảm đáng kể, COD chỉ giảm trong giai đoạn 4 – giai đoạn methane hoá. Trong quá trình xử lý yếm khí cần lưu ý đến việc duy trì sinh khối vi khuẩn nhiều và tạo được sự tiếp xúc tốt giữa nước thải và sinh khối vi khuẩn. Hai yếu tố này đáp ứng cho công trình có thể vận hành hiệu quả ở tại trọng hữu cơ rất cao.

II. Cấu tạo hầm biogas phủ màng chống thấm HDPE

Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE cơ bản gồm khoang chứa chất thải phân hủy nằm phía dưới mặt đất, và một khoảnh khắc để chứa khí được sinh ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, thường được xây dựng theo hình chữ nhật hoặc hình ống dài tuỳ vào địa hình địa chất của cơ sở được thi công. Được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng riêng để khi kết hợp sẽ phân hủy chất thải rồi tạo ra khí biogas. Các thành phần chính của hệ thống hầm biogas HDPE phải kể đến như:

– Bể tiếp nhận chất thải: bể có tác dụng duy trì áp suất ổn định và điều hòa quá trình xảy ra trong hầm biogas. Thông thường bể nạp này sẽ chiếm khoảng ¼ thể tích bể phân giải và được ghép với bể phân giải.

– Tấm phủ mặt hầm biogas bằng màng HDPE: tấm phủ này được làm bằng màng chống thấm HDPE, sản xuất từ nguyên liệu cao phân tử PE cao cấp nên có độ chống thấm hoàn hảo, đàn hồi tốt, và độ bền lên đến hàng chục năm.

– Bể lắng: là bể sau hầm biogas. Bể này sẽ có nhiệm vụ phân giải chất thải, sinh ra khí, đồng thời dự trữ khí ở lại hầm. Phía dưới hầm là ngăn ủ phân còn ở trên sẽ là phần trữ khí sinh học thoát ra. Thông qua sự hoạt động của các vi sinh vật, nguyên liệu sẽ được đưa vào ngăn ủ rồi sinh ra các khí sinh học. Khí sinh ra đó sẽ thoát lên và dữ ở trên hầm.

– Ống dẫn chất thải: tức là những đường ống chuyên dẫn chất thải, nước thải từ chuồng trại hoặc khu vực vệ sinh xuống bể tiếp nhận.

– Ống dẫn nối giữa các bể trong hầm biogas: đây là những đoạn ống nối các bể với nhau để luân chuyển khí sinh học một cách dễ dàng.

– Hệ thống hố gas: bao gồm hố nạp, hố trộn, hố thu bùn, hố hồi lưu…

– Song chắn rác: giúp ngăn chặn rác thải đọng lại trong hầm

Cấu tạo hầm biogas HDPE bắt buộc phải cần các bộ phận trên, liên kết lại để tạo thành hệ thống hầm biogas hoàn chỉnh, giúp xử lý chất thải chăn nuôi một cách hiệu quả nhất. Đồng thời mô hình này còn giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh cho vật nuôi và con người, rất thích hợp lắp đặt ở các hộ gia đình hay các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn nhỏ.

Trên đây là cơ chế hình thành nên khí biogas và cấu tạo của hầm biogas HDPE. Khách hàng quan tâm có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, từ đó giúp người dân sử dụng hầm biogas dễ dàng hơn, an toàn và tránh hư hỏng.

Nhận tư vấn miễn phí của Môi trường Quang Phúc.

Trụ sở: 488/50 Phạm Văn Chiêu, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0909 488 306 – Zalo: 0909 488 306

Email: moitruongquangphuc@gmail.com

Bài viết liên quan
Mục đích sử dụng công trình
Đối với những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi hẳn ít nhiều…
Ngành nông nghiệp chăn nuôi vẫn đang là ngành kinh tế chủ chốt của nước…
Đội ngũ thi công chuyên nghiệp
Trước rất nhiều công nghệ xây dựng hầm biogas, câu hỏi đặt ra là người…

Trả lời