Chống thấm luôn là một trong những hạng mục được quan tâm nhiều nhất tại những công trình quan trọng như kênh đập, thủy điện, nuôi trồng thủy sản… Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình cũng như tính an toàn của dự án. Màng HDPE với tính năng bền bỉ vượt trội là loại vật liệu được ứng dụng nhiều nhất. Để đạt hiệu quả sử dụng tối ưu nhất, tất nhiên phải chuẩn chỉnh từ quá trình thi công. Vậy các công đoạn thi công màng chống thấm HDPE sao cho chuẩn? Hãy để Công Ty Môi Trường Quang Phúc giải đáp cho bạn ngay bây giờ nhé!
Menu
Màng HDPE là gì?
Màng chống thấm HDPE hay còn được gọi là bạt HDPE được cấu tạo từ những hạt nhựa polyethylene và cacbon đen, có đặc tính chống nước vượt trội, không bị ảnh hưởng ngay cả dưới tác động hóa chất hay quá trình xâm thực tự nhiên.
Một số ưu điểm của mảng HDPE:
- Cấu trúc mềm, có tính co giãn, phù hợp với nhiều kiểu địa hình khác nhau
- Thành phần thân thiện nên được ứng dụng trực tiếp ngay cả trong những công trình bể chứa, hồ nước ngọt…
- Khả năng chống thấm vượt trội với độ bền cao, tăng lên theo kích cỡ độ dày của màng
- Không bị bào mòn bởi axit, có vòng đời lên đến 25 năm ngay cả trong môi trường khắc nghiệt
- Chi phí thi công tiết kiệm hơn các phương pháp chống thấm truyền thống song đòi hỏi kỹ thuật cao và trang thiết bị, máy móc hỗ trợ
3 loại màng HDPE được sử dụng nhiều nhất
Màng HDPE Huitex
Là loại màng nhập khẩu được sản xuất tại Đài Loan, Huitex là đơn vị xuất hàng đầu về các sản phẩm địa tổng hợp từ năm 1990s. Huitex đã tạo dựng được uy tín vững chắc thông qua việc đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng trên toàn thế giới.
Màng HDPE GSE
Thương hiệu GSE từ Thái Lan cũng là một trong những cái tên đi đầu trong lĩnh vực lót chống thấm. Công ty được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ sản phẩm chất lượng cao song giá thành tương đối hợp lý, cùng với đó là chế độ hậu mãi chuyên nghiệp.
Màng HDPE HSE
Một thương hiệu từ Việt Nam chính là màng HDPE Aritex của công ty ART thương hiệu HSE. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu địa kỹ thuật, HDPE HSE là sản phẩm đáp ứng đủng các tiêu chuẩn thế giới cũng như giá thành được đánh giá là một trong những loại hợp lý nhất khi sử dụng tại Việt Nam.
Xem thêm: Điểm danh các loại bạt nhựa – màng chống thấm HDPE trên thị trường hiện nay
Các bước thi công màng chống thấm HDPE
Tùy vào mục đích và tính chất công trình mà quá trình lắp đặt bạt chống thấm HDPE sẽ khác nhau. Song nhìn chung, các đơn vị đều phải trải qua các công đoạn cơ bản như dưới đây.
Xem thêm: Báo giá màng chống thấm tốt nhất | Thi công trọn gói uy tín 2022
Chuẩn bị mặt bằng
Bề mặt mặt bằng thi công chính là nền tảng đầu tiên, ảnh hưởng trực tiếp tới các công đoạn lót trải, chống thấm sau này. Mỗi vị trí sẽ có những đặc điểm riêng biệt nhưng để chất lượng thi công được đảm bảo nhất, mặt bằng sau khi chuẩn bị cần đạt những điều sau:
- Đảm bảo bề mặt phẳng, không có các vật gây cản trở quá trình láng, rải, tránh làm màng bị rách
- Nền đất gốc trước hết phải khô ráo, không để đọng nước
- Đảm bảo nền không bị sụt lún
- Vị trí bo tròn bề mặt phải từ 0.154m trở lên
Lắp đặt lớp bảo vệ màng chống thấm
Trên các vị trí xây dựng có nhiều sỏi, đá dăm… hoặc chịu tác động từ bên ngoài như gió, đá rơi, va chạm với vật nổi… có nguy cơ bị hỏng màng, đòi hỏi quá trình thi công phải kết hợp với các lớp bảo vệ. Những công trình có nền tốt, không có nguy cơ hư hỏng lớp chống thấm thì không cần lớp bảo vệ bên dưới. Điều này đòi hỏi phải nén chặt sàn rồi mới có thể trải màng HDPE.
Thi công rãnh neo
Rãnh neo là hệ thống rãnh bao quanh được dùng để chôn mép màng chống thấm HDPE. Thi công hạng mục rãnh này cần tuân thủ theo đúng kích thước, độ sau trong từng bản vẽ, đồng thời phải được bo tròn, không được phép có mối hàn nhằm bảo vệ màng không bị rách.
Thi công màng HDPE
Trải màng
Khi căng màng HDPE, điều này cần được thực hiện và kiểm soát cẩn thận. Khi đặt màng ra, tránh làm rách hoặc thủng màng, đặc biệt đối với màng có độ dày dưới 0,5 mm. Trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt hoặc nếu có sự cố xây dựng, việc giám sát phải ngừng ngay lập tức cho đến khi sự cố được giải quyết.
Lưu ý, cần sử dụng máy thi công có lốp cao su, tải trọng thấp để không làm hỏng vật liệu, đồng thời không chạy xe trên bề mặt cơi nới để không ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu và công trình. Lót màng loại liên tục phải dựa trên khả năng thoát nước của khu vực xây dựng, hướng gió, cũng như vị trí xây dựng, đường lái xe và kế hoạch xây dựng. Việc thi công màng lót hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi. Cần có màng chống thấm. Việc căn chỉnh phải được tiến hành ngay sau khi triển khai, các bảng tính phải được đánh dấu cẩn thận.
Thi công hàn chống thấm
Khi hàn màng chống thấm HDPE, các mảnh màng riêng biệt được nối với nhau bằng quy trình hàn nhiệt. Tất cả các thiết bị hàn phải được kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ hàn đúng yêu cầu. Ngoài ra, hàn màng HDPE cũng có thể được thực hiện bằng phương pháp hàn đùn hoặc hàn mỏ.
Kiểm tra rà soát
Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước thi công, đơn vị tiến hành kiểm tra lại toàn bộ khu vực để đảm bảo không có lỗi hoặc kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý kịp thời
Trên đây là bài viết về quy trình thi công màng chống thấm HDPE do Công Ty Môi Trường Quang Phúc thực hiện. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các loại bạt chống thấm uy tín, chất lượng. Để được tư vấn chi tiết hơn cũng như tham khảo các loại vật liệu, đừng ngần ngại mà hãy tìm đến Quang Phúc ngay tại thông tin liên hệ này hoặc theo dõi website giamangchongtham.com. Quang Phúc luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.