Trong thời buổi hiện nay có rất nhiều các loại vật liệu được áp dụng cho các công trình khác nhau, và cách thi công các vật liệu này cũng khác nhau. Vật liệu chống thấm HDPE cũng có các cách thi công màng chống thấm HDPE khác nhau, chưa kể đến các bước chuẩn bị để có thể thi công một cách thuận lợi nhất. Hôm nay Công ty Quang Phúc chúng tôi sẽ giới thiệu để các bạn có một cái nhìn chính xác nhất về cách thi công màng chống thấm HDPE đầy đủ, không để các bạn phải chờ lâu cách thi công màng chống thấm HDPE sẽ ở ngay bài viết dưới đây.
Quy trình thi công màng chống thấm hdpe
Bất kì vật liệu nào cũng cần quy trình thi công chính xác, và vật liệu chống thấm cũng vậy, nó cũng cần có một quy trình thi công màng chống thấm HDPE.
Bước 1: Mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE cần được chuẩn bị cận thận.
- Mặt bằng thi công màng chống thấm cần được làm sạch, phẳng, không có vật sắc nhọn, không có tạp chất hay những tác nhân có thể khiến màng bị rách.
- Khu vực thi công màng chống thấm không được đọng nước, nền phải được đầm thật chắc
- Bề mặt không được quá yếu vì nếu quá yếu sẽ gây sụt lút, làm rách mối hàn, rách màng, ảnh hưởng đến chất lượng chung của công trình.

Bước 2: Làm rãnh neo để thi công màng chống thấm HDPE.
- Trước khi thi công màng chống thấm HDPE đội thi công cần thi công rãnh neo, chiều rộng, chiều sâu phải đúng như thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật. Trước khi trải màng chống thấm phải hoàn thành việc đào rãnh neo.
- Các mép của màng chống thấm HDPE tiếp xúc với rãnh neo phải được thi công một cách ngay ngắn thẳng hàng. Việc đổ đất thì đội thi công phải thực hiện theo đúng bản vẽ kĩ thuật. Sau khi trải màng chống thấm phải đổ đất ngay lập tức tránh việc bắc cầu qua rãnh neo. Trong quá trình đổ đất cần phải lưu ý tránh làm hư hỏng màng.

Bước 3: Trải màng chống thấm.
- Chủ thầu và giám sát viên phải chủ động thoả thuận các công việc để công tác thi công được đảm bảo. Khi gặp phải thời tiết xấu hoặc bất đồng xảy ra thì giám sát công trường phải ngừng ngay việc trải màng chống thấm HDPE cho đến khi mọi việc được giải quyết xong.

Bước 4: Bắt đầu hàn màng chống thấm.
- Với mái dốc lớn nhất việc thực hiện các mối hàn phải được thực hiện song song, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. Nên tối thiếu các mối hàn ở những vị trí không thuận lợi. Các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1,5m tại vị trí chân cải máy taluy. Phương pháp để hàn thi công chống thấm HDPE như: Hàn ép nóng, hàn đùn, hàn khò,…
Phương pháp thi công hàn màng chống thấm HDPE
Để thi công màng chống thấm HDPE khâu hàn các tấm chống thấm là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc, chất lượng công việc, để thi công màng chống thấm HDPE chúng ta có rất nhiều các phương pháp khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại trong đó dưới đây:
- Phương pháp hàn nhiệt, hay còn gọi là hàn ép nóng: Cách này được dùng để hàn các tấm màng có vị trí liền kề. Khi vá hay nối các vị trí nhỏ thì nên hạn chế sử dụng phương pháp nào. Thiết bị cần phải có bộ phận nêm nhiệt và kiểm soát tốc độ hàn, khả năng tự chuyển độ để hỗ trợ thợ hàn trong quá trình thực hiện một cách an toàn và đảm bảo. Thợ hàn cần kiểm tra độ dày và kích thước của màng để cài đặt chế độ phù hợp. Phương pháp này ít sử dụng để hàn các góc cạnh.

- Hàn đùn là phương pháp để hàn thi công màng chống thấm HDPE: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn nóng. Bộ phận hiện thị nhiệt đồ là không thể thiếu được trong các máy hàn đùn.

- Hàn khò là một cách để hàn các màn chống thấm HDPE: Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa như vá các lỗ lủng, hàn những màng chống thấm HDPE mỏng, máy nhỏ thuận tiện trong việc thi công.
Khi hàn thi công màng chống thấm HDPE xong chúng ta cũng cần có các bước để kiểm tra, kiểm định chất lượng mối hàn, thông qua các tiêu chí để kết luận mối hàn có đàn tiêu chuẩn chưa, nếu có sai sót phải lập tức tìm phương pháp khắc phục sửa chữa, đảm bảo công trình được hoàn thiện tốt nhất khi bạn giao cho khách hàng.